cách chơi chắn

Cách Chơi Chắn Giỏi Mà Không Cần Luyện Tập Nhiều

Nhiều anh em tìm kiếm cách chơi chắn giỏi chỉ vì muốn đánh bại hội bạn thân trên bàn nhậu. Một số khác lại muốn thắng nhiều tiền cược trong các sòng bạc hoặc nhà cái trực tuyến. Dù với mục đích là gì, bất kể bạn có nhiều kinh nghiệm hay không, bài viết dưới đây tại Trùm Nhà Cái sẽ mang đến cho bạn nhiều góc nhìn thú vị về trò chơi Chắn.

Giới Thiệu Chung Về Game Bài Chắn

Trong các thể loại game bài thì Chắn thuộc top yêu cầu trí tuệ cao nhất. Người chơi sẽ phải vận dụng 100% công lực để tính toán bài đối phương, dự tính các cạ bài thì mới có thể chiến thắng. Trò chơi này không chỉ được yêu thích tại Việt Nam mà còn lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhiều người chơi nhầm lẫn giữa Chắn và tổ tôm do có nhiều điểm tương đồng trong cách chơi. Đến nay, chưa có tài liệu nào khẳng định về nguồn gốc của Chắn. Có người cho rằng nó bắt nguồn từ Trung Quốc, số khác lại nói nó được lưu truyền tại Nhật Bản.

Ở Việt Nam, chơi chắn đã được lưu truyền từ rất lâu và là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ, tết. Tại các nhà cái online hiện nay, game Chắn cũng được tái hiện với công nghệ cực đỉnh, giúp bất cứ ai cũng có thể tham gia chơi chắn trên máy tính hoặc điện thoại.

Bộ Bài Chắn & Các Quy Định Cần Nhớ

Khác với cách chơi bài Poker, xì dách hay tá lả, bộ bài dùng trong chơi Chắn không phải bài tây. Do đó, việc ghi nhớ các quân bài cũng như quy định trong Chắn cũng khiến nhiều anh em gặp rắc rối. Hãy ghi nhớ một số mẹo dưới đây sẽ giúp anh em nhanh chóng làm quen với các quân bài Chắn hơn.

Số quân bài

Bộ bài chắn tương tự với bộ bài tổ tôm nhưng đã được lược bớt đi. Bài Chắn gồm 100 lá, chia thành 25 loại, mỗi loại gồm 4 lá bài. Mỗi lá bài gồm 2 phần: phần chữ và phần hình ảnh. Phần chữ ở trên (bên phải chỉ hàng, bên trái chỉ chất). Phần hình ảnh ở bên dưới mô tả con người, cảnh vật, cuộc sống,v.v..

Cách nhớ quân bài Chắn

Anh em chỉ cần ghi nhớ khẩu quyết: Vạn vuông (萬),Văn chéo (文), Sách loằng ngoằng (索).

Chữ Vạn nhìn có cảm giác vuông vắn, chữ Văn thì gồm 2 nét chéo nhau, còn chữ Sách thì rất loằng ngoằng khó nhớ. Anh em “newbie” cứ dựa vào những đặc điểm này để dễ làm quen hơn.

Cách nhận diện phần số

Với những anh em nào từng làm quen với tiếng Trung thì rất dễ nhớ phần số này. Đặc điểm của phần số này như sau:

  • Nhị: gồm 2 nét gạch ngang
  • Tam: gồm 3 nét gạch ngang (trên quân bài thì nét giữa là 1 dấu chấm).
  • Tứ: tương tự với hình chữ nhật
  • Ngũ: tương tự với chữ “h”
  • Lục: có 2 chân bên dưới
  • Thất: tương tự với chữ “t”
  • Bát: tương tự với chữ “B”
  • Cửu: tương tự với chữ “h” cách điệu

Trong 100 lá bài thì có 20 lá (gồm bát vạn, bát sách, cửu vạn, cửu sách, chi chi) có màu đỏ. 80 lá bài còn lại có màu đen.

Cách Chơi Chắn Giỏi & Quy Định Chia Bài

Trong ván bài đầu tiên, một người sẽ được chọn làm cái. Cái này thì tùy từng nhóm tự quy định (người được tin tưởng nhất, người chơi oẳn tù tì thắng, hoặc “ai cũng được”). Kể từ các ván tiếp theo, ai “ù” về nhất sẽ được chọn làm cái.

Người làm cái sẽ tiến hành trộn bài, chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi phần gồm 19 lá. Còn 5 lá bài dư sẽ được cái ngẫu nhiên gom vào 1 phần bài để làm Nọc.

Một lá bài Nọc sẽ được lật ngửa và được nhập ngẫu nhiên vào 4 phần còn lại để làm bài cái. Tức là, bài cái gồm 20 lá, bài cho người chơi còn lại gồm 19 lá và Nọc sẽ có 23 lá.

Người làm Cái không nhất định sẽ nhận được phần bài cái. Có quy tắc riêng để phân chia bài cái: nhị/lục tiến, tứ/bát tụt, tam/thất đối.

Cụ thể, có 4 người A, B, C và D. Nếu người A rút được lá nhị sách thì “tiến” lên người B nhận được bài cái. Nếu A rút được tứ văn thì “tụt” xuống người D nhận được bài cái. Nếu A rút được tam vạn thì “đối” là người C nhận được bài cái.

Sau khi đã xác định được người cầm bài cái (cũng là người đánh đầu tiên) thì phần bài bên phải sẽ thuộc về 2 người tiến, phần bài bên trái thuộc về người lùi. Ví dụ A được bài cái thì B & C được nhận bài bên phải, D được nhận bài bên trái. Nếu B nhận được bài cái thì C & D nhận bài bên phải, A nhận được bài bên trái.

Sau khi hoàn thành phần chia bài, người chơi sẽ sắp xếp các lá bài thành các dạng như:

  • Chắn: gồm 2 lá bài giống hệt nhau
  • Cạ: 2 lá bài cùng số nhưng khác chất (nhị sách, nhị vạn)
  • Ba đầu: 3 lá bài cùng số nhưng khác chất (tứ văn, tứ sách, tứ vạn)
  • Què: chỉ các quân bài không tạo thành các bộ trên. Chúng được xếp ngoài cùng để đánh hoặc chờ đợi liên kết với các quân bài khác.

Tổng Hợp Mẹo Chơi Chắn Của Cao Thủ

Có được 1 bài Chắn đẹp là điều tốt nhưng nếu anh em xui mà sở hữu bài xấu thì phải áp dụng một số thủ thuật để có cơ hội chiến thắng cao hơn.

1. Gò bài

Gò bài được hiểu là tạo nhiều cược lớn nhất để ăn được nhiều tiền. Có nhiều cách gò bài khác nhau như: gò tôm, gò lèo, chíu. Mỗi cách gò bài đòi hỏi anh em phải có kinh nghiệm cũng như thực chiến đủ dày. Anh em có thể tham gia cộng đồng Trùm Nhà Cái để được chia sẻ.

2. Câu kéo

Thủ thuật này thực chất là sử dụng chiến thuật tâm lý. Anh em đang thiếu quân bài nào thì hãy tính toán, đánh lạc hướng đối thủ để họ đánh quân mà mình cần. Thủ thuật này đòi hỏi sự khéo léo và tài tình trong quan sát.

3. Đì bài

Nếu bạn sở hữu quá nhiều quân bài yếu thì hãy trì hoãn thời gian bằng cách đì bài. Điều này giúp bạn tìm ra được cơ hội phản công nếu may mắn gom được các lá bài mạnh hơn. Hãy đánh đì khi thấy người kế bên đã ăn cạ quân nào thì đánh quân cùng hàng với cạ đó để họ không ăn được.

4. Tận dụng lá bài yếu

Nếu sở hữu các lá bài yếu, thay vì giấu diếm đi thì hãy “khoe” ra để đối phương thấy lo lắng. Họ có thể nghĩ bạn đang có chiến lược bất ngờ nào đó và tự họ hoảng loạn. Khi tâm lý họ xao động, mất tập trung cũng là lúc bạn phản công.

5. Bắt bài

Bạn cần tận dụng triệt để khả năng quan sát của mình để biết thói quen ra bài của đối thủ. Từ đó xây dựng được chiến thuật riêng cho mình và đánh các quân bài khiến đối thủ không thể ăn được.

6. Không đánh liên tiếp

Kinh nghiệm từ các cao thủ truyền lại, anh em nên đánh các quân bài mạnh trong vòng đầu tiên. Việc liên tiếp ra các quân bài yếu sẽ khiến đối thủ dễ hạ bài hơn.

7. Tận dụng quy tắc đặc biệt

Trong chơi chắn có rất nhiều quy tắc đặc biệt như chặt bài hay úp bài. Hãy nghiên cứu kỹ nguyên lý hoạt động của các quy tắc này và áp dụng nó trong tình huống phù hợp. Bạn có thể thay đổi được thế trận và giành chiến thắng.

Quy Định Ăn Bài Trong Chơi Chắn

Để anh em mới chơi dễ hình dung thì chơi Chắn có nét tương đồng với đánh Phỏm. Muốn ăn được bài đối thủ thì anh em phải nhớ những điều sau:

  • Muốn ăn được quân bài rác của đối thủ thì quân bài đó phải tạo thành chắn của mình.
  • Nếu quân bài nào đã thuộc chắn thì không được phá ra để đánh (khác với tá lả, bạn có thể phá phỏm để đánh).
  • Nếu bạn đã bỏ lượt mà lượt tiếp theo đối thủ đánh quân rác có thể tạo thành chắn thì bạn cũng không có quyền ăn.
  • Nếu một quân bài đã thuộc cạ nào đó thì không được chọn làm cạ khác nữa (hiểu đơn giản thì mỗi quân bài chỉ được thuộc 1 cạ).
  • Nếu ăn bài của đối thủ tạo thành cạ thì không được vứt cạ đó đi.
  • Nếu đã vứt 2 cạ đi thì không được ăn lại để tạo cạ trừ khi có chắn.
  • Nếu chỉ còn 1 quân bài rác, bạn buộc phải tạo chắn chứ không được tạo cạ.

Nhìn chung, luật ăn bài và đánh bài của Chắn phức tạp hơn Phỏm rất nhiều. Anh em không được đánh cạ thoải mái như trong tá lả.

Bên cạnh đó, có trường hợp đặc biệt anh em được ăn bài khác. Khi trên tay có 3 quân bài y hệt nhau thì anh em được quyền chọn 1 quân bài rác để tạo thành bộ 4 quân. Quân bài này không nhất thiết phải là bài của người trước đó đánh ra. Đồng thời, người chơi phải bỏ 1 quân bài rác của mình.

Các Quy Định Về Cước – Xướng

Cước và xướng là phần thú vị nhất trong chơi Chắn. Nó giống như phần thưởng và hình phạt khiến cho Chắn trở nên kích thích hơn.

Quy định về cước

Hiểu đơn giản thì “cước” để chỉ các trường hợp được ăn thưởng thêm thay vì chỉ ù. Cụ thể:

  • Xuông: chỉ ù bài thông thường, các quân bài tạo thành chắn hoặc cạ và không dư quân bài nào. Trong đó, phải có ít nhất 6 chắn (mỗi chíu tính là 2 chắn).
  • Thông: người chơi ù xướng và treo tranh thì ván sau được hô thông cước.
  • Chì: nếu bạn bốc ở Nọc hoặc được người khác trả cửa mà ù.
  • Phá thiên: bài không có chắn nhưng vẫn ù.
  • Thiên ù: nhận bài và mở bài lên là ù ngay.
  • Địa ù: ù ngay khi chưa đến cửa ù của mình.
  • 2 chíu: người chơi được chíu 2 lần trong 1 ván.
  • Chíu ù: người chơi ù bằng chíu.
  • Ăn bòn: người chơi lấy 2 quân chắn trên tay để ăn thêm chắn mới. Nếu ăn bòn 2 lần thì hô “2 bòn”.
  • Ù bòn: người chơi bốc hoặc ăn quân có thể ăn bòn thì tròn bài và ù luôn.
  • Thiên khai: 4 lá bài giống nhau.
  • Thập thành: người chơi ù khi có 10 chắn trên tay.
  • Bạch định: người chơi ù với tất cả quân bài có màu đen.
  • Bạch thủ: Thiên ù khi có 4 cạ và 6 chắn hoặc ù khi có 4 cạ, 5 chắn và bốc/ăn một quân nữa để thành 6 chắn.
  • Bạch thủ chi: tương tự như trên với quân ù là quân Chi chi.
  • Tám đỏ: người chơi ù với tay bài có 8 quân màu đỏ.
  • Lèo: gồm có Chi chi, Cửu vạn và Bát sách.
  • Tôm: gồm có Tam sách, Tam vạn và Thất văn.
  • Kính tứ chi: người chơi có trên tay 4 quân Chi màu đỏ.
  • Đồng tử hái hoa: người chơi ăn chắn với bát văn và Chì bạch thủ nhị vạn.
  • Hoa rơi cửa phật: người chơi Chíu ngũ vạn hoặc ăn chắn ngũ vạn.
  • Cá lội sân đình: người chơi ăn chắn với bát văn và Chì bạch thủ bát vạn.
  • Ngư ông bắt cá: bộ bài trên tay người chơi có 2 ngũ thuyền, quân chi chi, Chì bạch thủ bát vạn.
  • Cá nhảy đầu thuyền: người chơi ăn ngũ sách và ù với Chì bạch thủ bát vạn.
  • Nhà lầu xe hơi, hoa rơi cửa phật: khi vừa mở bài lên thì có sẵn tứ vạn, ngũ vạn và ù với Chì bạch thủ nhị vạn.

Quy định về xướng

Đây mới là thời điểm mang lại nhiều bất ngờ nhất trong Chắn. Anh em khi ù phải đọc tên tất cả nước mình đang có. Nếu xướng sai, xướng dư thì phải đền tiền cho cả bàn. Nếu xướng thiếu thì chỉ được ăn tiền những cái đã xướng.

Thứ tự xướng cũng phải chuẩn. Không phải cứ xướng cái nào cũng được. Thứ tự xướng theo độ ưu tiên như sau: Ù + thông → Chì → Thiên Ù, Địa Ù → Bạch Thủ (Chi) → Thập thành → Kính Tứ Chi, Tám Đỏ, Bạch Định → Lèo, Tôm → Cá + Chiếu, Ăn bòn, Thiên Khai.

Cách Tính Điểm Bài Chắn

Khi kết thúc ván bài, cần phải tính điểm để tính ra số tiền thưởng. Với mỗi cước sẽ có số điểm và dịch tương ứng. Công thức tính điểm tổng là:

Điểm tổng = Điểm của cước lớn nhất + Dịch các cước còn lại.

Số điểm và dịch tương ứng của các cước như sau:

CướcĐiểmDịch
Xuông2
Thông31
Chì31
Thiên ù31
Địa ù31
Chíu31
Chíu ù31
Bòn31
Ù bòn31
Thiên khai31
Bạch thủ41
Tôm41
Lèo52
Bạch thủ chi63
Bạch định74
Tám đỏ85
Thập thành129
Kính tứ chi129
Hoa rơi cửa phật2017
Cá lội sân đình2017
Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật30

Những Lỗi Thường Gặp Trong Chơi Chắn

Trò chơi Chắn có quy định cực kỳ nghiêm ngặt nên nếu anh em mắc phải các lỗi dưới đây thì xác định phải đền tiền làng khá nhiều đấy.

Các lỗi phạt trong Chắn

Khi đánh Chắn, anh em thường mắc phải các lỗi bị phạt sau:

  • Vô tình ăn quân cạ trong khi có thể tạo thành chắn, gọi là lỗi ăn treo tranh.
  • Có thể Chíu được nhưng không để ý mà ăn thường
  • Rút 1 quân đã thuộc cạ để ăn cạ khác
  • Dùng 1 quân đang chờ Ù để ăn cạ
  • Rút 1 quân đã tạo Chắn để ăn cạ

Các lỗi phải đền trong Chắn

Anh em mắc phải các lỗi này là phải đền tiền nên phải cực cẩn thận nếu không trắng túi khi chưa hết ván đấy nhé:

  • Đã bỏ ăn 1 chắn rồi nhưng sau đó lại ăn lại
  • 1 quân trước đó có thể ăn chắn nhưng bỏ qua, sau đó lại dùng nó để ăn cạ
  • 1 quân trước đó có thể ăn cạ nhưng bỏ qua, sau đó lại dùng nó để ăn cạ
  • Đánh chắn trong khi trước đó đã bỏ không ăn
  • Trước đó đã đánh 1 cạ nhưng ngay sau đó lại ăn cạ khác
  • Sử dụng một quân được xé ra để ăn Cạ trong khi trước đó sử dụng quân đó đánh Cạ
  • Đã ăn cạ trước đó nhưng lại tiếp tục đánh Cạ
  • Đánh tiếp con cùng hàng trong khi trước đó đã ăn con Cạ.

Tổng Kết

Nhìn chung, để làm quen với trò chơi Chắn cần rất nhiều thời gian. Anh em cần thực chiến nhiều, tham gia các game Chắn trực tuyến để rèn luyện kỹ năng thuần thục hơn. Theo dõi các bài chia sẻ tại TrumNhaCai để biết thêm nhiều mẹo chơi bài hay.

Website | + posts

Viết một bình luận